Tổng quan Vịt_Cổ_Lũng

Vịt Cổ Lũng là giống vịt bản địa đã có hơn trăm năm nay, vịt chủ yếu tập trung ở 5 xã là Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành LâmThành Sơn[4], các xã này giai đoạn 1948-1964 là một xã với tên gọi là xã Quốc Thành.[5][6] Địa danh Cổ Lũng được biết đến với nổi danh bởi giống thủy cầm đặc sản bản địa là giống vịt Cổ Lũng. Theo người địa phương, giống vịt này đã có từ hàng trăm năm nay, chủ yếu được nuôi tập trung ở xã Cổ Lũng và một số xã lân cận. Vịt được nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở xã Cổ Lũng và Lũng Niêm. Vịt từng có giá cao, nhưng số lượng đàn vịt trên địa bàn chỉ còn khoảng 600 con[4].

Mặc dù là giống vịt quý hiếm, nhưng do nhiều nguyên nhân, đàn vịt Cổ Lũng có xu hướng giảm dần về số lượng. Mặt khác, do nuôi thả chạy đồng nên việc bảo tồn và phát triển nguồn giống gốc đang bị đe doạ, giống vịt đặc hữu bản địa này có nguy cơ không còn giữ được nguồn giống thuần chủng[7]. Hiện Vịt Cổ Lũng được nuôi nhiều ở Lũng Cao, Cổ Lũng và Lũng Niêm và là loại được ưa dùng, được đánh giá là loại có chất lượng thịt ngon nhất, hấp dẫn, khó bỏ hiếm tìm, đến nỗi các xã cận kề như Thành Sơn, Thành Lâm cũng nuôi nhưng không được nhiều[8][9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vịt_Cổ_Lũng http://www.24h.com.vn/du-lich/pu-luong-thien-duong... http://www.baoangiang.com.vn/Am-thuc/Am-thuc/Vit-C... http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/tu-tao-co-hoi-... http://danviet.vn/nha-nong/khoi-phuc-phat-trien-gi... http://eva.vn/bep-eva/thom-ngon-vit-co-lung-thanh-... http://www.cost-thanhhoa.gov.vn/tin-tuc/60-Mo-hinh... http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/default.aspx?portal... http://toquoc.vn/sites/vi-vn/details/31/mon-viet-d... http://vtv.vn/video/s-viet-nam-thom-ngon-dac-san-v...